Xung quang khái niệm du lịch thoạt nghe tưởng như quá quen thuộc và dễ dàng. Nhưng nếu mổ sẻ, phân tích kỹ lưỡng ra thì cũng chẳng dễ tẹo nào. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm thậm chí hàng ngàn nghiên cứu lớn, nhỏ về du lịch và phát triển du lịch. Bởi thế, việc xác định một định nghĩa chung nhất về du lịch là điều vô cùng khó khăn. Mỗi học giả, mỗi tổ chức du lịch dựa trên quan điểm đánh giá, nhìn nhận, nghiên cứu của mình đã đưa ra những cách định nghĩa về du lịch rất khác nhau.
Du lịch là gì?
- Michael
Coltman
Michael Coltman đưa ra một định nghĩa ngắn gọn: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.
Trong đó: du khách (khách du lịch) là người đi du lịch (bàn về khách du lịch sẽ được trao đổi trong các bài viết sau); nhà cung cấp dịch vụ được hiểu là các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh du lịch (có sản phẩm dịch vụ du lịch và dịch vụ phụ trợ cung cấp cho khách du lịch); dân cư sở tại là người dân sinh sống trong vùng, khu vực ở điểm đến du lịch (một địa bàn dân cư quanh khu vực du lịch); chính quyền nơi đón du khách là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp (Sở VHTT&DL tỉnh, phòng văn hóa (huyện), Ban quản lý khu, điểm du lịch) và cơ quan chính quyền khác (UBND địa phương, công an, kiểm lâm, quản lý thị trường, quản lý môi trường,...). Cả 4 nhóm nhân tố này tương tác với nhau hình thành nên hoạt động "du lịch"
- Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc
Michael Coltman đưa ra một định nghĩa ngắn gọn: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.
Trong đó: du khách (khách du lịch) là người đi du lịch (bàn về khách du lịch sẽ được trao đổi trong các bài viết sau); nhà cung cấp dịch vụ được hiểu là các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh du lịch (có sản phẩm dịch vụ du lịch và dịch vụ phụ trợ cung cấp cho khách du lịch); dân cư sở tại là người dân sinh sống trong vùng, khu vực ở điểm đến du lịch (một địa bàn dân cư quanh khu vực du lịch); chính quyền nơi đón du khách là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp (Sở VHTT&DL tỉnh, phòng văn hóa (huyện), Ban quản lý khu, điểm du lịch) và cơ quan chính quyền khác (UBND địa phương, công an, kiểm lâm, quản lý thị trường, quản lý môi trường,...). Cả 4 nhóm nhân tố này tương tác với nhau hình thành nên hoạt động "du lịch"
- Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc
Theo
định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO - United Nations World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi
hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá
và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Định nghĩa của UNWTO về du lịch lại hướng đến chủ yếu là các hoạt động của khách du lịch (du hành, tạm trú, tham quan, khám phá, trải nghiệm, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn). Các hoạt động này được quy định là phải diễn ra liên tục trong 1 khoảng thời gian nhất định, ở một không gian nhất định mà không phải là nơi mình định cư sinh sống, và không có mục đích kinh tế (kiếm tiền).
Định nghĩa của UNWTO về du lịch lại hướng đến chủ yếu là các hoạt động của khách du lịch (du hành, tạm trú, tham quan, khám phá, trải nghiệm, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn). Các hoạt động này được quy định là phải diễn ra liên tục trong 1 khoảng thời gian nhất định, ở một không gian nhất định mà không phải là nơi mình định cư sinh sống, và không có mục đích kinh tế (kiếm tiền).
- Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam
Từ điển bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa du lịch ở hai khía cạnh: Thứ nhất: du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Thứ hai: du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Theo định nghĩa trên, du lịch được hiểu theo cả hai khía cạnh: đi du lịch (của du khách) và làm du lịch (của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch). Trong định nghĩa này có "bóng dáng" của kinh tế du lịch.
Từ điển bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa du lịch ở hai khía cạnh: Thứ nhất: du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Thứ hai: du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Theo định nghĩa trên, du lịch được hiểu theo cả hai khía cạnh: đi du lịch (của du khách) và làm du lịch (của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch). Trong định nghĩa này có "bóng dáng" của kinh tế du lịch.
- Luật
Du lịch của
Việt Nam
Luật Du lịch 2017 (Luật số: 09/2017/QH14, ngày 19/06/2017) có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Định nghĩa của Luật Du lịch có quan điểm tương đồng với định nghĩa của UNWTO - tức chỉ bàn đến hoạt động của khách du lịch, không bàn đến hoạt động kinh doanh du lịch.
Luật Du lịch 2017 (Luật số: 09/2017/QH14, ngày 19/06/2017) có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Định nghĩa của Luật Du lịch có quan điểm tương đồng với định nghĩa của UNWTO - tức chỉ bàn đến hoạt động của khách du lịch, không bàn đến hoạt động kinh doanh du lịch.
- Giáo trình Kinh tế du lịch ở Việt Nam
Trong Giáo trình kinh tế du lịch của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2006) có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.
Định nghĩa du lịch của nhóm tác giả này lại hướng trọng tâm đến các hoạt động kinh doanh du lịch là chủ yếu (mang nặng bóng dáng của yếu tố kinh tế). Yếu tố khách du lịch bị "ẩn" đi và được hiểu với tư cách là "đối tượng" mà du lịch hướng tới chứ không phải "chủ thể" của du lịch.
Trong Giáo trình kinh tế du lịch của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2006) có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.
Định nghĩa du lịch của nhóm tác giả này lại hướng trọng tâm đến các hoạt động kinh doanh du lịch là chủ yếu (mang nặng bóng dáng của yếu tố kinh tế). Yếu tố khách du lịch bị "ẩn" đi và được hiểu với tư cách là "đối tượng" mà du lịch hướng tới chứ không phải "chủ thể" của du lịch.
Như
vậy, qua các định nghĩa về du lịch được trích dẫn và phân tích trên, thật khó để có thể xác
định định nghĩa nào là chính xác nhất. Nếu đứng trên quan điểm nghiên cứu du
lịch từ các hoạt động của du khách thì không thể có các hoạt động kinh doanh
sinh lợi (như quan điểm của UNWTO, Luật du lịch Việt Nam), còn nếu đứng trên
quan điểm nghiên cứu du lịch như một hoạt động tổng quát thì du lịch là một
ngành kinh tế xã hội vừa đáp ứng được lợi ích của du khách lại vừa mang lại lợi
ích cho người làm du lịch và quốc gia làm du lịch (như quan điểm của Coltman,
Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa).
Vậy, trong các định nghĩa nêu trên, định nghĩa nào là chuẩn xác nhất?
Theo
quan điểm của tác giả, "du lịch" và "kinh tế du lịch" là hai
khái niệm khác nhau tuy không tách rời nhau nhưng cũng không thể lồng ghép vào làm một. Nếu sử dụng lối chiết tự từ, có thể thể hiểu "du lịch" = "du" + "lịch" (du là du hành, ngao du còn lịch là lịch trình theo thời gian và lộ trình theo không gian), như vậy du lịch có nghĩa là chuyến du hành (chuyến đi) theo lịch trình và lộ trình nhất định. Dĩ nhiên, mỗi chuyến du hành đều có mục đích nhất định của người du hành (du khách), tùy vào mục đích khác nhau mà có những loại hình du lịch khác nhau như: du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch hội thảo, du lịch tâm linh... Vậy nên khái niệm về du lịch nên hiểu
thiên về hoạt động của du khách nhiều hơn còn các hoạt động liên quan đến kinh doanh (làm du
lịch) thì nên xác định trong khái niệm "kinh tế du lịch" (được bàn đến trong bài:Bàn về khái niệm kinh tế du lịch:cần có một cách nhìn hoàn chỉnh). Vậy, định nghĩa của UNWTO và Luật du lịch Việt Nam là chuẩn xác hơn.
Lee_da
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du
lịch, Nxb Lao động – xã hội.
2.
Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa
Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, năm 1995.
3.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Du lịch, QH khóa
XIV, năm 2017.
4. Bách khoa toàn thư mở: Wikipedia Tiếng Việt
Free and easy vietnamtravelco chất lượng, uy tín
Trả lờiXóa