Tài nguyên du lịch là gì?
Theo định
nghĩa này, tài nguyên du lịch có thể không phải là nguyên liệu, khoáng sản hay
năng lượng nhưng các yếu tố về tự nhiên như thời tiết, khí hậu, địa hình, cảnh
quan thiên nhiên,… đều được coi là một trong những nhân tố cấu thành tài nguyên
du lịch. Cùng với nó, các giá trị nhân văn do con người sáng tạo ra như: công
trình kiến trúc - nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hóa, di tích tôn giáo – tín
ngưỡng, đặc sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán truyền thống,… hợp thành
một kết cấu tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, đa dạng.
Tài nguyên du lịch cấu thành thế nào?
Tài nguyên du lịch được cấu thành bởi hai nhóm
- Tài
nguyên du lịch tự nhiên - gắn với các nhân tố tự nhiên như: sông, hồ, biển,
đảo, núi, rừng, hang động, các kỳ quan thiên nhiên,…
- Tài
nguyên du lịch nhân văn - gắn với các nhân tố con người và xã hội. Ví dụ: Chùa
chiền, bảo tàng, di tích lịch sử, đặc sắc văn hóa địa phương, công trình kiến
trúc - nghệ thuật,...
Khác với các ngành kinh tế khác - tài nguyên có thể được nhập khẩu (ví dụ như công nghiệp), tài nguyên du lịch không thể nhập khẩu mà nó được tạo ra bởi tự nhiên (tài nguyên tự nhiên) hoặc con người (tài nguyên nhân văn) tại bản địa làm du lịch. Vì vậy, việc đánh giá và khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đánh giá đúng giá trị, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sẽ thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương (destination) một cách bền vững. Ngược lại, việc khai thác, sử dụng bất hợp lý hoặc các hoạt động của con người làm tổn hại đến tài nguyên du lịch (ô nhiễm môi trường, các hoạt động khác làm suy thoái cảnh quan, giá trị nhân văn) sẽ là một lãng phí rất lớn mà con người và địa phương làm du lịch sẽ phải trả giá trong tương lai (mất giá trị tài nguyên du lịch cũng được hiểu giống như cạn kiệt tài nguyên).
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng
Tài nguyên là "nguồn sống" để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế. Tài nguyên du lịch cũng vậy, nó là nhân tố quan trọng để khai thác phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đa dạng thì càng tạo thuận lợi để phát triển du lịch.Khác với các ngành kinh tế khác - tài nguyên có thể được nhập khẩu (ví dụ như công nghiệp), tài nguyên du lịch không thể nhập khẩu mà nó được tạo ra bởi tự nhiên (tài nguyên tự nhiên) hoặc con người (tài nguyên nhân văn) tại bản địa làm du lịch. Vì vậy, việc đánh giá và khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đánh giá đúng giá trị, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sẽ thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương (destination) một cách bền vững. Ngược lại, việc khai thác, sử dụng bất hợp lý hoặc các hoạt động của con người làm tổn hại đến tài nguyên du lịch (ô nhiễm môi trường, các hoạt động khác làm suy thoái cảnh quan, giá trị nhân văn) sẽ là một lãng phí rất lớn mà con người và địa phương làm du lịch sẽ phải trả giá trong tương lai (mất giá trị tài nguyên du lịch cũng được hiểu giống như cạn kiệt tài nguyên).
Tài nguyên du lịch Việt Nam: những con số ấn tượng
Việt Nam
được đánh giá là quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch. Điều này được thể hiện
ngay trong khẩu hiệu của du lịch Việt Nam "Vietnam - Timeless
Charm" (Việt Nam - Vẻ dẹp bất tận). Có thể nói, tài nguyên du lịch của Việt Nam đạt cả chất và lượng. Cụ thể:
Việt Nam
có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm
rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch (Nha Trang, Mũi Né, Mỹ Khê, Phú Quốc, Nhật Lệ, Lăng Cô,... là những bãi tắm đẹp bậc nhất Việt Nam và được nhiều tờ báo nước ngoài đánh giá cao).
Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 72 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt.
Việt Nam
có 117 bảo tàng, trong đó có 2 bảo tàng lịch sử cấp quốc gia.
Việt Nam
có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội
lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ
nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).
Việt Nam có 30 vườn quốc gia, 400 nguồn nước nóng, tổng số hang động ở Việt Nam được phát hiện lên tới gần 1000 hang động (trong đó có nhiều hang động đẹp tuyệt phẩm như Hương Tích, Bích Động, Phong Nha).
Việt Nam có trên 3500 hồ chứa có dung tích lớn hơn 0.2 triệu m3, nhiều hồ đã và đang được khai thác thành khu du lịch quốc gia (Hồ Ba Bể, Hồ Núi Cốc).
Việt Nam được UNESCO công nhận 8 di sản thế giới tại Việt Nam (5 di sản văn hóa, 2 di sản thiên nhiên, 1 di sản hỗn hợp), 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 9 di sản văn hóa phi vật thể.
Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam
Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam
Lee_da
(Sưu tầm và tổng hợp)
(Sưu tầm và tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét