Sản
phẩm du lịch, khái niệm sản phẩm du lịch, định nghĩa sản phẩm du lịch, các loại
sản phẩm du lịch, tranh luận về sản phẩm du lịch.
Sản phẩm (nói chung)
Theo
từ điển Tiếng Việt, “sản phẩm do lao động con người tạo ra”. Theo định nghĩa của
kinh tế học, sản phẩm là toàn bộ những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn,
được đem ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử
dụng hay tiêu dùng. Sản phẩm được chào bán trên thị trường được gọi là hàng hóa
(theo quan điểm của kinh tế chính trị: hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa
mãn nhu cầu nhất định của con người và được đem ra trao đổi trên thị trường). Sản
phẩm (hàng hóa) có hai dạng là hữu hình và vô hình.
Sản phẩm du lịch vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau
Khái
niệm sản phẩm du lịch về cơ bản cũng chứa đựng những nội hàm như khái niệm sản
phẩm nói chung của bất kỳ ngành kinh tế nào. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành
kinh tế du lịch chủ yếu mang tính dịch vụ nên khái niệm sản phẩm du lịch cũng
có những cách hiểu khác nhau, có nét riêng biệt.
Thực tế hiện nay đang xuất hiện hai luồng quan điểm:
- Thứ nhất: Sản phẩm du lịch là tất cả những sản phẩm mà khách du lịch tiêu dùng hay
mua sắm trong chuyến đi của họ.
- Thứ hai: Sản phẩm du lịch là tất cả những sản phẩm do các đơn vị có chức năng
kinh doanh du lịch tạo ra và cung ứng với mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của
xã hội.
Quan
điểm thứ nhất tiếp cận khái niệm sản phẩm du lịch từ góc độ người tiêu dùng là
khách du lịch, theo đó, chỉ những sản phẩm nào được khách du lịch mua hoặc tiêu
dùng mới là sản phẩm du lịch. Quan điểm thứ hai lại tiếp cận từ góc độ nhà sản
xuất, tức là, chỉ những sản phẩm được các đơn vị có chức năng kinh doanh du lịch
tạo ra và cung ứng cho thị trường du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã
hội mới được coi là sản phẩm du lịch.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa:
Sản phẩm du lịch, tiếng Anh là "tourist marketing", là một
thuật ngữ chuyên ngành du lịch, là một quá trình "trực tiếp" cho phép
các doanh nghiệp và các cơ quan du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm
năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực
quốc gia và quốc tế để các đơn vị này có thể thiết kế và tạo ra các dịch vụ du
lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra.
Khái niệm trên lại tiếp cận sản phẩm du lịch theo hướng thị trường, marketing, căn cứ vào sự hài lòng của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp.
Khái niệm trên lại tiếp cận sản phẩm du lịch theo hướng thị trường, marketing, căn cứ vào sự hài lòng của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp.
Nhóm tác giả Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Mai Sinh (2015):
Sản
phẩm du lịch là toàn bộ những hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức có chức năng
kinh doanh du lịch sản xuất và cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
Định nghĩa này có nét tương đồng với quan điểm thứ 2 nêu trên.
Định nghĩa này có nét tương đồng với quan điểm thứ 2 nêu trên.
Luật du lịch Việt Nam (2005):
Sản
phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch trong chuyến đi du lịch.
Định nghĩa này coi sản phẩm du lịch chỉ là các "dịch vụ" (hàng hóa vô hình - TG).
Định nghĩa này coi sản phẩm du lịch chỉ là các "dịch vụ" (hàng hóa vô hình - TG).
Trao đổi và thảo luận:
Theo
tác giả, sản phẩm du lịch không nhất nhất phải do đơn vị có chức năng kinh doanh
du lịch sản xuất và cung cấp mà nó còn có thể do các cá nhân, hộ gia đình, do cộng
đồng sản xuất và cung cấp. Nếu sản phẩm du lịch phải do “đơn vị có chức năng
kinh doanh du lịch” sản xuất thì đơn vị đó phải được cơ quan quản lý nhà nước
thừa nhận và cấp phép (có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình). Nhưng
trên thực tế, ở các khu điểm du lịch, rất nhiều các sản phẩm thủ công và sản vật
của địa phương do người dân sản xuất cung cấp cho thị trường du lịch - dĩ nhiên
họ (cá nhân, hộ gia đình) không phải là đơn vị có chức năng kinh doanh du lịch.
Đặc biệt hơn, đối với một số loại hình du lịch như du lịch cộng đồng thì sản phẩm
du lịch lại gắn với đời sống, sản xuất, văn hóa, tập quán bản địa,… những thứ
đó đâu phải do đơn vị có chức năng kinh doanh du lịch sản xuất?
Trải nghiệm thực thế của loại hình du lịch cộng đồng
Đồng
thời, sản phẩm du lịch không đơn thuần chỉ là dịch vụ (như định nghĩa của Luật
Du lịch) mà nó còn bao gồm cả hàng hóa hữu hình - bởi dịch vụ, hiểu đúng nghĩa
thì nó chỉ là hàng hóa vô hình.
Loại hình dân ca quan họ trong các lễ hội truyền thống
Dù hiểu thế nào đi chăng nữa thì sản phẩm du lịch vẫn phải thỏa mãn các điều kiện:
-
Thứ nhất, sản phẩm du lịch gồm hai loại: hữu hình và vô hình. Sản phẩm vô hình
là những dịch vụ du lịch như dịch vụ tham quan - thắng cảnh, dịch vụ nghỉ dưỡng,
dịch vụ trải nghiệm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải du lịch, dịch vụ giải trí,…
Sản phẩm hữu hình là các sản vật, đồ lưu niệm và các mặt hàng phụ trợ ngành du lịch.
-
Thứ hai, sản phẩm du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch và các dịch vụ phụ
trợ đi kèm. Tài nguyên du lịch khi được khai thác sử dụng sẽ trở thành sản phẩm
du lịch (sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch nhưng không phải tài
nguyên du lịch nào cũng đều là sản phẩm du lịch).
-
Thứ ba, sản phẩm du lịch với tư cách là hàng hóa du lịch cũng chứa đựng giá trị và giá trị sử dụng. Theo Châu
An Tạp chí du lịch điện tử vtr.org.vn:
+ Giá
trị sử dụng của sản phẩm du lịch: là nó thỏa mãn nhu cầu có
tính chất đa dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch, trong đó có
những nhu cầu về sinh lý như: ăn, uống, ở, đi lại, có những nhu cầu về tinh
thần: tham quan, tìm hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, được tôn
trọng... Chính vì vậy, giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức
năng. Sản phẩm du lịch là
sự kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ nên giá
trị sử dụng của sản phẩm du lịch cũng trìu tượng, vô hình và chỉ có thể thông
qua khách du lịch để đánh giá, đo lường giá trị sử dụng của sản phẩm du
lịch.
+ Về
giá trị của sản phẩm du lịch: là sự kết tinh lao động
phổ biến của con người, là kết quả tiêu hao sức lực, trí tuệ của con người. Giá
trị của sản phẩm du lịch có thể chia làm 3 nội dung: giá trị của sản phẩm vật
chất, giá trị của dịch vụ và giá trị của sức thu hút khách. Giá trị của sản
phẩm vật chất có thể dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đánh giá.
Giá trị của dịch vụ được quyết định bởi trang thiết bị, lực lượng lao động với
tay nghề, kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tố chất văn hóa..., những
yếu tố này rất khác nhau nên khó xác định giá trị của nó. Giá trị của sức thu
hút khách là một khái niệm trừu tượng, nhưng lại là một trong những nội dung
quan trọng của sản phẩm du lịch, vì thế nó cũng rất khó xác định.
-
Thứ tư, sản phẩm du lịch phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (du khách). Nhu cầu
của khách du lịch rất đa dạng hình thành trong suốt chuyến hành trình (thậm chí
cả trước và sau chuyến hành trình như nhu cầu thông tin hay phản ánh, góp ý).
-
Thứ năm, sản phẩm du lịch phải được chào bán, trao đổi trên thị trường, có thể là thị trường điện tử (internet) hay thị trường thực tại điểm đến.
Từ đây, tác giả rút ra định nghĩa về sản phẩm du lịch:
"Sản phẩm du lịch là tổng thể các hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất và trao đổi trên thị trường du lịch nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch".
P/s: Định nghĩa trên do tác giả tự xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của mình. Rất mong được lắng nghe những góp ý của quý độc giả.
P/s: Định nghĩa trên do tác giả tự xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của mình. Rất mong được lắng nghe những góp ý của quý độc giả.
Lee_da
Đọc thêm các bài có liên quan tại website liên kết:Những quan niệm về sản phẩm du lịch
Bàn về sản phẩm du lịch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Giáo dục và
Đào tạo (2013), Kinh tế học vi mô,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
2.
PGS.TS Lê Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Thị Mai Sinh (2015), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
3.
GS.TS. Nguyễn
Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo
trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động – xã hội.
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật
Du lịch, Quốc hội khóa XI, năm 2005.
5. Bách khoa toàn thư mở: Wikipedia.org
0 nhận xét:
Đăng nhận xét